Phép toán lùi hạn là một giải pháp tìm lời giải hữu hiệu cho những nhà đầu tư đang mòn mỏi chờ đợi hồ sơ EB-5 được duyệt sau bước nộp đơn I-526. Đây hy vọng là một bài viết thú vị vì tất cả nhà đầu tư và AVS chúng tôi đều hy vọng sẽ giải quyết được tình trạng chờ vô định này.
Khi mà số lượng người tham gia chương trình EB-5 ngày một nhiều, trong khi số lượng thị thực EB-5 được cấp mỗi năm thì có hạn, ắt hẳn sẽ xảy ra tình trạng chờ đợi không mong muốn. Toàn bộ nhà đầu tư Việt Nam đều không thích tình trạng này xảy ra. Mọi người cần phải khẩn trương để hoàn tất quá trình nhận thẻ xanh để định cư Mỹ, ổn định việc học hành cho con cái theo đúng giai đoạn học, và để con cái không bị vượt quá tuổi phụ thuộc (21 tuổi) khi được cấp visa. Có hai cách để giải tắt bài toán lùi hạn này. Hoặc là thực sự tìm cách giải quyết nó, hoặc tạm để nó sang một bên. Nếu tập trung giải quyết thì cần phải thuyết phục được Quốc hội Mỹ cấp thêm hạn mức visa EB-5 hằng năm, hoặc thay đổi sự phân bổ thị thực cho từng trường hợp. Nếu có thêm visa, thì danh sách chờ (backlog) sẽ ngắn lại đồng nghĩa với việc nhà đầu tư EB-5 chỉ chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn. Còn nếu thay đổi sự phân bổ sẵn có sẽ tạo ra sự dàn trải các yếu tố ảnh hưởng đến danh sách chờ. Thì một số trường hợp sẽ được hưởng lợi với thời gian chờ ngắn hơn. Giải quyết bài toán lùi hạn thực sự rất khó vì phải thuyết phục được cơ quan lập pháp của Mỹ. Nên nhiều người cho rằng nên lờ vấn đề này đi thì tốt hơn. Bỏ qua bài toán là thiên hướng của những nhà đầu tư EB-5 cảm tính và không muốn tìm ra ẩn số phía sau. Điều này có thể dễ hiểu được khi việc tính toán thời gian rất phức tạp và mông lung đối với người không nắm đầy đủ thông tin chuyên môn.
Để điều bí ẩn trở thành ẩn số cần đặt vào đó một vài phép tính logic
Chúng tôi nhận thấy cần có trách nghiệm tìm hiểu, thu thập thông tin để mang lại những bài viết dễ hiểu nhất cho nhà đầu tư của mình. Trong thực tế, phép toán lùi hạn là một phép toán có đủ tính logic chứ không đơn thuần là một ẩn số khó giải quyết. Phép toán này có thể giải được cho nhiều quốc gia tham gia chương trình EB-5, trừ Trung Quốc. Lý do bởi vì nhu cầu tương lai từ quốc gia có dân số đông nhất thế giới này quá lớn sẽ làm cho kết quả dự báo trở nên khó lường và khó chính xác. Còn đối với hầu hết các quốc gia thì tình trạng thị thực EB-5 và thời gian chờ có thể tính toán ước lượng được. Những nước mà hiện đang có nhu cầu dưới mức 700 thị thực EB-5 thì không đến mức phải lo lắng khi đối diện với vấn đề này. Việt Nam hiện đã vượt mức 700 và Ấn Độ đang dần chạm mốc 700 thì tính toán lùi hạn này được xem xét dựa trên số lượng hồ sơ luỹ kế 700 visa được cấp mỗi năm cho mỗi nước.
Đối với Ấn Độ, chúng tôi có một số liệu khổng lồ về số lượng thị thực đã được cấp tính đến cuối năm 2018, cũng như nắm bắt một số thông tin về ngày ưu tiên trong chuỗi ngày hồ sơ bị tồn đọng. Số thị thực cố định hằng năm khả dụng cho Ấn Độ phản ánh được nhu cầu trong quá khứ và trong tương lai gần. Số liệu này làm đơn giản hoàn toàn phép toán về thời gian chờ. Khi mà chúng ta phải tính được thời gian chờ cho từng ngày ưu tiên cụ thể, và từng cá nhân trong từng trường hợp sẽ có thời gian chờ khác nhau, thậm chí nó còn thay đổi liên tục theo thời gian. Bởi vậy, các ước tính khả thi cần thực hiện trên toàn bộ thông tin có sẵn, đặt trong sự biến thiên thay đổi. Sau cùng cần có sự phán đoán để quyết định kết quả cuối cùng. Có nghĩa là đối với một người Ấn Độ nộp hồ sơ EB-5, chúng ta không thể nào biết hoàn toàn chính xác được mà chỉ có thể ước lượng được cần chờ bao lâu để có thể lấy được thẻ xanh có điều kiện. Dù cho số lượng đầu tư của Ấn Độ có lớn đến hàng trăm tỷ đô la Mỹ hoặc hơn, thì bài toán vẫn có thể giải được nếu số lượng visa EB-5 hằng năm được cấp vẫn nhỏ hơn 700. Và chúng tôi dùng số liệu của Ấn Độ để giúp quý nhà đầu tư thử giải phép toán lùi hạn như là một ví dụ điển hình.
Tất cả số liệu và phép toán được trình bày trong thư mục dưới đây để cho nhà đầu tư EB-5 ai cũng có thể tự mình tìm hiểu và tính toán, để tự tìm cho mình một lời giải thỏa đáng. Cần lưu ý là mỗi bước tính cần được xem xét cẩn thận. Vì ngay cả những chuyên gia hay những nhà tư vấn lâu năm cũng có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa các con số.
AVS đặt tên “phép toán ngoại suy” bởi vì cách tính toán và cách sử dụng số liệu có sự tương đồng với các bài toán hay thuật toán ngoại suy nổi tiếng. Đó là dùng số liệu trong quá khứ, kết hợp các biến thay đổi để đưa ra các gợi ý với mỗi gợi ý là đầy đủ thông số cụ thể cho trường hợp đó. Và yêu cầu là thời gian tính ngoại suy không được phép quá lớn hoặc quá nhiều yếu tố đột biến mà thị trường Trung Quốc là một ví dụ. Kết quả của phép toán là một biểu đồ hay một bảng tính tương ứng nếu các biến là gián đoạn và không liên tục. Nhà đầu tư có thể tìm thấy kết quả trong bảng phía dưới.
Phép tính ngoại suy gốc mà Lucidtext trình bày
Trong bảng tính trên là những dữ liệu đã được giải thích, giả định trên cơ sở dự đoán của Giám đốc USCIS - Charles Oppenheim về thời gian để Ấn Độ rơi vào thời gian chờ backlog là Quý I năm 2019, và đưa ra các mô hình tính toán các kịch bản và tác động của việc tăng vốn chương trình EB-5 trong tương lai có thể xảy ra. Ở trong lĩnh vực toán học, khi bạn nghi ngờ một kết luận, bạn có thể kiểm tra các biến, theo dõi các giả định để đánh giá dữ liệu cơ bản, suy nghĩ lại các phương trình và kiểm tra các giả định thay thế. Khi bạn đến với AVS Vietnam, chúng tôi sẽ trình bày và giải thích cặn kẽ và sâu hơn để các bạn có thể tự đưa ra nhận định của mình về thời gian chờ khả dĩ. Bằng phép toán ngoại suy, chúng tôi sẽ không trả lời rằng “chúng tôi không biết hoặc không chắc” như những đơn vị trên thị trường hay những đại lý bán hàng. Và chúng tôi biết thông tin chúng tôi cung cấp là cần thiết và có giá trị.
Như vậy, tính trung bình mỗi năm, để Ấn Độ không phải rơi vào tình trạng thời gian chờ do số lượng visa yêu cầu lớn hơn 700 thì số lượng nhà đầu tư đăng ký cần rơi vào khoảng 330 hồ sơ. Vì kết quả 330 đã sử dụng hai biến tương ứng là tỷ lệ chấp thuận đơn I-526 là 0.87 (hay 87%) và số lượng visa trung bình cho mỗi hồ sơ được duyệt là 2.44. Từ cột mốc 330 hồ sơ, ta có thể tính được thời điểm mà Ấn Độ xảy ra tình trạng backlog là vào cuối năm tài khóa 2016 với 24 đơn I-526 tồn đọng. Tính theo khoảng thời gian chờ đợi để đơn I-526 được phê duyệt là 2 năm thì những người trong số 24 đơn nói trên sẽ rơi vào tình trạng chờ đợi là từ đầu năm 2019. Phép tính ngoại suy xảy ra tương tự đối với những người nộp đơn sau đó. Nhà đầu tư trên cơ sở đó có thể dự đoán được khoảng thời gian mà mình phải chờ đợi để đơn I-526 được phê duyệt mà không còn phải chờ đợi vô định như trước đây.
Thời điểm xảy ra tồn đọng hồ sơ I-526 của Ấn Độ từ cuối năm tài khóa 2016
Chúng ta cần nhìn nhận thực tế về thời gian đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Việt Nam, bởi vì EB-5 không chỉ là vấn đề chờ đợi thị thực. Nó còn ràng buộc vốn nhà đầu tư, và các đơn vị phát hành phải triển khai và tái triển khai vốn theo thực tế được cấp thị thực của nhà đầu tư. Các dự án quan tâm họ phải chịu trách nhiệm với các nhà đầu tư EB-5 trong 5 năm hay 10 năm hoặc 20 năm. Nhà đầu tư lại quan tâm liệu khoản tiền xem như là khoản tiết tiệm dài hạn của họ phải chịu rủi ro với lãi suất không đáng kể trong từng mốc thời gian tương ứng. Khi xác định được các mốc thời gian cụ thể, nhà đầu tư Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định có tiến hành đầu tư để nhận thẻ xanh theo diện EB-5 hay lựa chọn các hình thức định cư nhanh hơn theo “Chương trình định cư Mỹ trong 6 tháng” hay các chương trình khác. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là tính hiệu quả của chương trình EB-5 với quy mô hiện tại (700 visa một năm trên một quốc gia) tác động đến sự phát triển kinh tế Mỹ là một dấu hỏi lớn mà các nhà lập pháp Mỹ cần cân nhắc trong việc nới lỏng số lượng visa được cấp cho mỗi quốc gia.
Tổng hợp từ Lucidtext
Tags: EB5, DỰ ÁN EB5, VISA EB5, ĐẦU TƯ EB5, ĐỊNH CƯ MỸ, VISA ĐẦU TƯ EB5, THẺ XANH MỸ, ĐẦU TƯ MỸ, HOÀN VỐN EB5, THỊ THỰC ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH EB5, HẠN MỨC VISA EB5, THỊ THỰC EB5, USCIS, LATOURLAW, I-526,